1.Nguồn gốc của cây Bướm Hồng
Cây Bướm Hồng có tên khoa học là Mussaenda philippica và thuộc họ Rubiaceae (Cà phê). Loài cây này có xuất xứ từ các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới của châu Á, phổ biến nhất là ở Philippines. Với màu hồng phấn đặc trưng và dáng vẻ thanh tao, cây Bướm Hồng nhanh chóng trở thành cây cảnh được yêu thích trên khắp thế giới.
Cây Bướm Hồng được biết đến với tên gọi phổ biến khác là cây Hoa Én Hồng, cây Hoa Bướm, Bướm Hồng Phi, Ngọc Diệp Kim Hoa, Bứa Chừa... Những tên gọi không đơn giản là để gọi tên, mà là để phản ánh vẻ đẹp và sự thanh thoát của loài cây này. Tại Việt Nam, cây Bướm Hồng được trồng phổ biến từ thành thị đến nông thôn và được biết là có khả năng thích nghi tốt với nhiều điều kiện môi trường khác nhau.
2.Đặc điểm nổi bật của cây Bướm Hồng
Cây Bướm Hồng thường mọc thành bụi, thân gỗ nhỏ và có thể cao từ 2m đến 4m. Cành cây phân nhánh từ rất sớm và cành non thường có lông tơ mịn.
Lá cây hình bầu dục thuôn, nhọn ở đầu và tròn ở gốc với chiều dài từ 8 đến 15cm và rộng từ 3cm đến 5cm. Những chiếc lá xanh mướt, bề mặt mịn màng, tạo cảm giác dịu mắt và dễ chịu cho người nhìn.
Điểm đặc biệt nhất của cây Bướm Hồng chính là những lá màu hồng phấn, hình bầu dục thuôn, lá đài bản lớn, mềm mại, thường xuất hiện trước khi cây ra hoa và được gọi là lá bắc. Những chiếc lá bắc mỏng manh rủ xuống, bao bọc lấy hoa, tạo nên hình ảnh như những chú bướm hồng đang vây quanh bông hoa vàng rực rỡ, mang đến vẻ đẹp độc đáo đồng thời, giúp bảo vệ hoa trước những tác động của môi trường.
Hoa của cây Bướm Hồng có màu vàng rực rỡ, tương phản hoàn hảo với lá đài màu hồng và tạo nên một bức tranh màu sắc sống động. Hoa mọc theo chùm, mỗi chùm có thể nở kéo dài từ vài tuần đến vài tháng,
Quả của cây Bướm Hồng là quả mọng, màu đen, nhỏ, có gân dọc, bề mặt nhẵn bóng và chứa nhiều hạt nhỏ. Quả cây Bướm Hồng không chỉ là nguồn dinh dưỡng cho động vật mà còn giúp cây phát tán hạt giống, góp phần vào sự sinh trưởng và phát triển của cây.
3.Ý nghĩa phong thủy của cây Bướm Hồng
Cây Bướm Hồng không chỉ làm đẹp cho không gian sống mà còn mang nhiều ý nghĩa phong thủy tốt đẹp. Cây Bướm Hồng được xem là biểu tượng của sự lạc quan, tích cực và hy vọng.
Màu hồng của cây tượng trưng cho sự tươi trẻ, khởi đầu đầy hy vọng, nhiệt huyết cháy bỏng đến năng lượng tích cực, giúp gia chủ thu hút may mắn và cơ hội thành công trong cuộc sống và công việc.
Trong phong thủy, cây Bướm Hồng có khả năng xua đuổi tà khí, mang đến bình an và hạnh phúc cho gia chủ. Đặc biệt, khi đặt cây Bướm Hồng ở những vị trí quan trọng như phòng khách, văn phòng, hoặc nơi làm việc sẽ giúp tăng cường sinh khí, thu hút tài lộc và may mắn.
Cây Bướm Hồng hợp với những mệnh nào?
Cây Bướm Hồng tương hợp với những người mệnh Hỏa. Nếu hợp mệnh, cây sẽ mang đến bình an, hạnh phúc, tránh xa bệnh tật và giúp gia chủ có sức khỏe tốt.
4.Lợi ích khi trồng cây Bướm Hồng
Cây Bướm Hồng mang đến nhiều lợi ích như trang trí cảnh quan từ sân vườn, ban công, đến các công trình đô thị, chung cư,... Cây dễ trồng và chăm sóc, cho ra hoa đẹp nên rất được ưa chuộng.
Cây Bướm Hồng được sử dụng trong y học dân gian Việt Nam với nhiều công dụng như thanh nhiệt, khai uất, hòa lý, tiêu viêm, chữa sưng amidan, giải độc lá ngón, chữa chảy máu tử cung, rắn cắn, viêm mủ da, sổ mũi và say nắng.
Cây Bướm Hồng giúp thanh lọc không khí, loại bỏ các chất độc hại, bụi bẩn, hấp thụ bức xạ từ các thiết bị điện tử như máy tính, tivi,... giúp bảo vệ sức khỏe và cải thiện chất lượng không khí xung quanh. Với màu sắc hài hòa, cây giúp giảm căng thẳng và mang lại cảm giác thư giãn, thoải mái khi ngắm nhìn.
5.Những lưu ý về cách chăm sóc cây Bướm Hồng
- Ánh sáng: Cây Bướm Hồng là cây ưa sáng nên trồng cây ở những nơi có ánh sáng tốt như ban công, sân thượng, hoặc gần cửa sổ nếu đặt chậu cây trong nhà. Tuy nhiên, tránh ánh nắng mạnh trực tiếp để không làm cháy lá.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ lý tưởng để cây Bướm Hồng phát triển là từ 20-30 độ C. Cây chịu được nhiệt độ cao nhưng không thích hợp với nhiệt độ thấp. Vì vậy, vào mùa đông, bạn nên giữ ấm cho cây bằng cách đặt cây trong nhà hoặc che phủ để bảo vệ cây khỏi lạnh giá.
- Độ ẩm và tưới nước: Chịu được sự khô hạn, nhưng để cây Bướm Hồng sinh trưởng tốt, hãy đảm bảo độ ẩm đủ. Tưới nước hằng ngày vào sáng sớm hoặc chiều mát, tránh tưới vào buổi trưa nắng nóng. Kiểm tra độ ẩm của đất thường xuyên để định lượng lượng nước cần tưới và tránh ngập úng.
- Phân bón cho cây: Để cây Bướm Hồng phát triển và ra hoa, hãy bón phân định kỳ. Sử dụng phân NPK hòa tan với nước và tưới quanh gốc cây. Đặc biệt trong mùa hè, cần tăng cường bón phân để đảm bảo cây nhận đủ dinh dưỡng cần thiết để sinh trưởng.
6.Cách trồng cây Bướm Hồng không nên bỏ qua
Cây Bướm Hồng được trồng chủ yếu bằng 2 phương pháp là gieo hạt giống và chiết cành.
- Gieo Hạt: Đầu tiền, ngâm hạt cây Bướm Hồng trong nước ấm 12 giờ, sau đó gieo vào đất tơi xốp và ẩm ở độ sau 0,5 cm, phủ một lớp đất mỏng lên hạt. Tiếp theo, tưới nước nhẹ và đặt chậu nơi có ánh sáng gián tiếp. Cuối cùng, bọc lại chậu bằng nilon hoặc khay ươm mầm chuyên dụng để giữ ẩm cho cây. Hạt sẽ nảy mầm sau 2-3 tuần. Khi cây con đủ lớn, hãy chuyển cây ra vị trí trồng cố định.
- Chiết cành: Bắt đầu bằng cách chọn một cành cây Bướm Hồng khỏe mạnh và cắt dài khoảng 15-20 cm, sau đó loại bỏ các lá ở phần gốc. Nhúng phần cắt vào dung dịch kích thích ra rễ và cắm cành vào đất ẩm. Đặt chậu cây ở nơi có ánh sáng gián tiếp và duy trì độ ẩm bằng cách bọc chậu bằng nilon. Sau khoảng 4-6 tuần, cành sẽ ra rễ và có thể tách chậu để trồng cố định.
Kết
Cây Bướm Hồng không chỉ là một loài cây cảnh đẹp mà còn mang nhiều lợi ích và ý nghĩa trong phong thủy. Hy vọng những thông tin đã chia sẻ trong bài viết trên sẽ hữu ích với bạn. Hãy nhanh tay mang về cho gia đình một chậu cây Bướm Hồng xinh đẹp để tô điểm không gian sống và cảm nhận những điều tuyệt vời mà cây mang lại nhé!