Cây Cần Thăng - Ý Nghĩa Phong Thủy, Cách Trồng Và Chăm Sóc

Hiện nay, cây Cần Thăng là một trong những loài cây cảnh phong thủy được nhiều người yêu cây cảnh săn lùng. Mời các bạn cùng tìm hiểu về hình dáng, các chăm sóc và ý nghĩa phong thủy của cây Cần Thăng qua bài viết dưới đây nhé.

1.Đặc điểm của cây Cần Thăng

Cây Cần Thăng thuộc họ Rutaceae (họ Cam), tên khoa học là Feoniella Lucida và có nguồn gốc từ các nước nhiệt đới châu Á. Hiện nay, cây Cần Thăng trở nên phổ biến ở một số quốc gia như Lào, Việt Nam, Campuchia, Myanmar và Ấn Độ.

Đặc điểm của Cây Cần Thăng

Cần Thăng là loài cây thân gỗ với vỏ ngoài màu trắng xám, sần sùi và thô ráp, nhưng cây vẫn rất dẻo dai và tràn đầy sinh lực. Sinh trưởng trong môi trường tự nhiên, cây có thể cao tới 10-20m. Cành và thân cây nổi u bướu, phân nhánh ngang và trên cành có nhiều gai dài khoảng 1cm.

Lá cây Cần Thăng là lá kép lông chim lẻ, với 2-3 đôi lá chét mọc đối, gần như không có cuống, nhẵn, dạng màng hoặc hơi dài và có điểm tuyến thơm. 

Lá và hoa của Cây Cần Thăng

Hoa của cây Cần Thăng có màu trắng kem, xanh lục hoặc hơi hồng tía, mọc thành chùm đơn ở kẽ lá và nở vào tháng 2 hoặc tháng 3. Quả của cây có dạng quả mọng, gần hình cầu, đường kính 7-8cm, vỏ dày, màu trắng hoặc hơi xám, bao bọc bởi vỏ quả ngoài màu xanh và bóc ra khô cứng. Bên trong chứa nhiều hạt, hình thon dẹt, dài 5-6mm và có lông.

Đặc biệt, cây Cần Thăng sinh trưởng mạnh mẽ và phát triển tốt trong điều kiện trong nhà suốt nửa tháng.

2.Ý nghĩa phong thủy của cây Cần Thăng

Cây Cần Thăng là loài cây mang ý nghĩa phong thủy rất đặc biệt. Tên gọi "Cần Thăng" được ghép từ hai từ "Cần Cù" và "Thăng Tiến", thể hiện nỗ lực bền bỉ vượt qua mọi trở ngại và khó khăn nhằm đạt được thành công trong cuộc sống. Ngay khi phải thích nghi với môi trường thiếu ánh sáng mặt trời hoặc nhiệt độ lạnh mà cây Cần Thăng vẫn kiên trì sinh trưởng tốt.

Ý nghĩa phong thủy Cây Cần Thăng

Ngoài cây Bạch Mã Hoàng Tử, cây Phú Quý, cây Vạn Lộc thì cây Cần Thăng được xem là cây cảnh phong thủy mang đến nhiều may mắn, cơ hội thăng quan tiến chức, được giới yêu cây cảnh ưa chuộng và lựa chọn. Cây Cần Thăng đại diện cho ý chí kiên cường, quyết tâm vượt khó và khát vọng thăng tiến. Đặt Cần Thăng trên bàn làm việc hay trong không gian sống được xem là cách để nhắc nhở gia chủ luôn giữ tinh thần cần mẫn, siêng năng rồi sau này sẽ có quả ngọt, thăng quan tiến chức, không ngừng nỗ lực sẽ có thành công trong sự nghiệp cũng như cuộc sống. 

Cây Cần Thăng tương hợp với tất cả các loại cung mệnh và không gây xung khắc với bất kỳ ai. Nếu gia chủ thuộc mệnh Mộc thì cây Cần Thăng sẽ mang đến nhiều điều tốt đẹp, may mắn, hạnh phúc, sự thịnh vượng trong công việc và tình duyên cho chủ sở hữu nó. Ngoài ra, nhờ sở hữu bản chất sống khỏe , thích nghi tốt với mọi loại môi trường, thì cây Cần Thăng khá thích hợp với nam giới, thể hiện bản lĩnh hiên ngang và khí phách của đàn ông khi đối đầu với mọi khó khăn thử thách.

3.Công dụng của cây Cần Thăng 

3.1.Cây cảnh trang trí làm đẹp không gian sống

Cây Cần Thăng trang trí không gian sống

Cần Thăng được uốn nắn và tạo hình độc đáo nên trở thành lựa chọn hoàn hảo trong trang trí không gian sống. Khi đặt một chậu Cần Thăng trên bàn làm việc, bên cửa sổ hay cửa ra vào, mang đến tác dụng lọc không khí cũng như mang ý nghĩa may mắn và thành công. Đặc biệt, cây Cần Thăng thường được sử dụng làm cây cảnh văn phòng tại khách sạn, công ty, v.v. nhờ vẻ đẹp độc đáo.

3.2.Sử dụng làm thuốc chữa nhiều loại bệnh

Qủa của Cây Cần Thăng

Hầu hết các bộ phận của cây Cần Thăng đều có thể dùng để chữa bệnh. Cụ thể là quả chín có thể ăn được với mùi thơm như dâu tây, dù có vị hơi chát nhưng chỉ cần thêm chút đường sẽ mang đến vị thanh mát. Dịch từ quả cây Cần Thăng giúp kích thích vị giác, hỗ trợ tiêu hóa, giảm tiết nước bọt và trị mụn. Vỏ thân và quả của cây được dùng để bôi ngoài da trị vết côn trùng cắn và giảm buồn nôn rất hiệu quả. Lá cây có hương thơm nhẹ, được nhiều người dùng để nấu nước uống tăng cường tiêu hóa và lợi tiểu.

3.3.Một số công dụng khác

Thân cây Cần Thăng sản xuất ra một loại nhựa màu vàng hoặc nâu, thường được người dân Ấn Độ thu hoạch cũng như sử dụng thay thế cho gôm ả rập và có giá trị xuất khẩu cao.

4.Cách chăm sóc cây Cần Thăng 

  • Tưới nước: Cây Cần Thăng không ưa nước nên chỉ cần tưới một lượng vừa đủ tầm 1 đến 2 lần trong tuần. Nhưng nhu cầu tưới nước có thể thay đổi tùy theo vị trí trồng cây. Nếu cây được trồng trong môi trường máy lạnh, hãy giảm lượng nước tưới và lưu ý, hãy tưới đủ nước và tránh tưới quá ít nước dễ khiến cây rụng lá.
  • Phân bón: Đối với cây Cần Thăng trồng trong chậu, hãy bón phân NPK đều đặn hàng tháng vì nguồn dinh dưỡng trong chậu sẽ bị cạn dần và cần được bổ sung. Tuy nhiên, khi trồng trực tiếp trong đất vườn, chú ý giảm lượng và tần suất phân bón để cây sinh trưởng tốt nhất.

Cách chăm sóc Cây Cần Thăng

  • Cắt tỉa: Hãy cắt tỉa cây thường xuyên vì cây Cần Thăng sinh trưởng nhanh vì nếu không cắt tỉa, cây sẽ phát triển nhiều gai nhọn, gây nhiều khó khăn cho việc cắt tỉa về sau và làm mất đi vẻ đẹp ban đầu của cây.
  • Phòng trừ sâu bệnh: Cây Cần Thăng rất ít gặp sâu bệnh, trừ bệnh phấn trắng nên khi cây gặp bệnh này, hãy lau nhẹ bằng cồn sẽ giúp cây trở lại trạng thái bình thường. Nếu cây gặp các bệnh lý khác, hãy nhớ sử dụng các chế phẩm sinh học an toàn để xử lý.

Trên đây là một số thông tin về cây Cần Thăng mà bạn đọc nên biết. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu được cách chăm sóc cây Cần Thăng cũng như ý nghĩa phong thủy. Chúc các bạn thành công sở hữu một chậu cây Cần Thăng đẹp mắt nhé.

Bình luận
Gửi bình luận
Bình luận