1.Cây Lưỡi Hổ là gì?
Cây Lưỡi Hổ, còn được gọi là cây Lưỡi Cọp và Vĩ Hổ, có tên khoa học là Sansevieria trifasciata, thuộc họ Măng tây và có chiều cao dao động từ 50 đến 60cm. Đặc điểm đặc trưng của cây Lưỡi Hổ là dáng hình dẹp, thân mềm, mọng nước, nhìn hơi sắc nhọn nguy hiểm nhưng không làm đứt tay khi chạm vào. Thân cây có 2 màu lá xanh và vàng dọc từ gốc đến ngọn. Khi cây Lưỡi Hổ ra hoa, các bông hoa sẽ nở thành từng cụm và phát triển từ gốc cây lên và quả của cây lưỡi hổ có hình tròn.
Ngoài ra, không phải ai cũng biết rằng Lưỡi Hổ là một loại cây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới, với khoảng 70 loài khác nhau như cây Lưỡi Hổ Cọp, lLưỡi Hổ Thái, Lưỡi Hổ Xanh... Tuy nhiên, hiện nay, Lưỡi Hổ Thái và Lưỡi Hổ Cọp là hai loài phổ biến nhất.
2. Ý nghĩa phong thuỷ của cây Lưỡi Hổ
Theo quan điểm phong thủy, cây Lưỡi Hổ có khả năng đuổi xa tà ma, tránh khỏi những điều không may mắn và mang đến sự thịnh vượng cho gia chủ. Đặc biệt, lá cây Lưỡi Hổ mọc thẳng đứng, tượng trưng cho sự quyết đoán, ý chí mạnh mẽ của con người cũng như là biểu trưng cho sự uy quyền và danh giá trong xã hội.
Hoa Lưỡi Hổ mang vẻ đẹp kiêu sa và ý nghĩa phong thủy cực kỳ tốt. Theo quan niệm của người xưa, chăm sóc cây Lưỡi Hổ cho hoa nở sẽ mang đến sự may mắn trong công việc và cuộc sống gia đình. Cây Lưỡi Hổ được xem là món quà ý nghĩa để gửi đến bạn bè và người thân với lời chúc may mắn và bình an.
3.Cách bày trí cây Lưỡi Hổ tốt cho phong thủy
Hãy chọn vị trí hợp phong thủy để đặt cây Lưỡi Hổ sẽ mang đến may mắn, bình an và suôn sẻ trong công việc và cuộc sống.
- Đặt trong phòng khách: Hãy đặt cây Lưỡi Hổ ở cạnh kệ tivi, ghế sofa hoặc hai bên lối vào,… sẽ giúp loại bỏ những điềm xui rủi và mang đến may mắn cho gia đình.
- Đặt trong phòng ngủ: Đặt cây Lưỡi Hổ sẽ làm không gian sống thêm sinh động cũng như lọc các khí độc như khói thuốc lá và oxit nitơ, mang đến không khí xanh sạch.
- Đặt trong phòng tắm: Vì cây Lưỡi Hổ thích ánh sáng yếu và dễ sống trong môi trường ẩm ướt trong thời gian dài nên thích hợp đặt trong phòng tắm.
4.Tác dụng của cây Lưỡi Hổ đối với sức khỏe
Ngoài công dụng là trang trí nhà cửa, Cây Lưỡi Hổ còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng biết. Cây Lưỡi Hổ có tác dụng trị hen suyễn, các bệnh đường tiêu hoá. Ngoài ra, cây còn giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi, tạo giấc ngủ ngon và làm giảm dị ứng da. Đặc biệt, cây Lưỡi Hổ giúp loại bỏ độc tố trong không khí.
Tuy nhiên, lá của cây Lưỡi Hổ chứa độc tố, không nên trồng trong nhà và để xa vòng tay trẻ em. Nếu vô tình ăn phải lá Lưỡi Hổ sẽ bị đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy,… tương tự như các triệu chứng rối loạn tiêu hóa thông thường. Đây được cho là những tác hại duy nhất của cây Lưỡi Hổ.
5.Những lưu ý khi trồng cây Lưỡi Hổ trong nhà
- Cây Lưỡi Hổ sẽ sinh trưởng tốt trong nhà hoặc nơi có bóng râm.
- Cây Lưỡi Hổ không kén đất, dễ phát triển trong mọi loại đất từ khô cằn đến đất pha cát, sỏi. Nhưng để cây phát triển tốt hãy trồng cây này trong loại đất có độ pH cao.
- Cây Lưỡi Hổ không cần nhiều nước nên cần hạn chế việc tưới nước và chú ý đến khả năng thoát nước của đất.
6.Cây Lưỡi Hổ hợp mệnh gì? Tuổi gì?
Cây Lưỡi Hổ có lá màu xanh và viền vàng, là các gam màu hợp phong thủy với mệnh Kim và Thổ. Vì vậy, những ai mệnh Kim và Thổ nên trồng cây Lưỡi Hổ trong nhà sẽ mang đến may mắn, thành công và vận thế tốt trong công việc và cuộc sống. Ngoài ra, cây còn có khả năng xua đuổi tà ma, giúp cho mọi việc của gia chủ trở nên thuận lợi và suôn sẻ hơn. Nên chú ý lựa chọn vị trí và không gian bày trí cây sao cho phù hợp, tránh ảnh hưởng không tốt đến phong thủy của cả ngôi nhà.
Giá thành của cây Lưỡi Hổ
Hiện nay giá cây Lưỡi Hổ trên thị trường khác nhau tùy thuộc vào kiểu dáng, kích cỡ, phân loại,... Cây Lưỡi Hổ dễ dàng tìm mua tại các địa chỉ bán cây kiểng cũng như trên các trang sàn thương mại điện tử uy tín như Shopee, Lazada,…
7.Cách trồng và chăm sóc cây Lưỡi Hổ
7.1.Cách trồng cây Lưỡi Hổ
Cách trồng cây lưỡi hổ khá đơn giản, hãy tham khảo và làm theo những bước sau:
- Chọn một bụi lưỡi hổ đã phát triển tốt và tách lấy một nhánh rễ bất kỳ trong đó.
- Trộn đất và phân theo tỷ lệ 1:1.
- Đặt rễ của nhánh cây lưỡi hổ vào chậu và vun đất xung quanh.
- Nén chặt đất để cây đứng thẳng và xịt phun nước để đất có độ ẩm nhất định.
- Đặt chậu cây ở nơi có bóng râm trong vài ngày.
7.2.Cách chăm sóc cây Lưỡi Hổ
- Tưới cây: Cây Lưỡi hổ không cần nhiều nước nên chỉ tưới đủ ẩm cho đất khoảng 1-2 lần/tuần.
- Ánh sáng: Cây Lưỡi hổ thích ánh sáng mặt trời nhưng không thích ánh nắng trực tiếp. Hãy đặt cây ở nơi ít ánh nắng trực tiếp và chỉ để cây tắm nắng vào lúc 7-9 giờ.
- Đất và phân bón: Chọn loại đất có hàm lượng than bùn thấp, thoát nước nhanh để tránh rễ cây bị thối. Bón phân chuồng hoặc phân khoáng mỗi tháng một lần và tránh bón phân trong mùa lạnh.
- Nhân giống cây mới: Cây Lưỡi hổ có tốc độ phát triển nhanh nên nhân giống cây trong chậu mới để cây mẹ có không gian sinh trưởng tốt hơn.
8. Kết luận
Hy vọng những chia sẻ trong bài viết trên về ý nghĩa, đặc điểm và giá thành của cây Lưỡi Hổ, mọi người sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích. Hãy nhanh tay lựa ngay một em về trang trí nhà cửa trong dịp tết này để thu hút may mắn và tài lộc nhé.