Cây Môn Quan Âm – Ý Nghĩa Phong Thủy, Cách Trồng Và Chăm Sóc

Nhắc đến cây Môn Quan Âm, chắc hẳn nó đã không còn là cái tên xa lạ với những người ưu chuộng quan niệm phong thủy. Ngày nay, mọi người càng chú trọng tới không gian sống hay làm việc bằng cách trang trí những loài cây  mang ý nghĩa phong thủy. Một trong số đó, cây Môn Quan Âm là loài cây rất được yêu thích. Tại sao loài cây này lại được săn đón như vậy? Đừng bỏ qua bài viết dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu về loài cây này nhé.

1.Tổng quan về cây Môn Quan Âm

1.1.Đặc điểm hình tái

Cây Môn Quan Âm còn có các tên gọi như: Cây Alocasia Polly, cây tai voi, cây mặt nạ Châu Phi và tên khoa học là Alocasia Amazonica. Môn Quan Âm thuộc họ thực vật môn Ráy, có nguồn gốc từ Châu Á. Tên “ Môn Quan Âm” được xuất phát từ Trung Quốc với ý nghĩa là “ cây Nhân Từ”.

Loài cây này thường có thân rễ to, khỏe, và mọc thành bụi với các lá lớn, màu xanh đậm, bóng bẩy, mang vẻ đẹp sang trọng và quý phái. Lá cây có hình trái tim hoặc hình mũi tên, kích thước lớn, có chiều dài đến 60-90 cm và rộng khoảng 30-50 cm. Các gân lá nổi rõ, tạo nên vẻ đẹp độc đáo và ấn tượng.

Tổng quan về cây Môn Quan Âm

1.2.Môi trường sống

Cây Môn Quan Âm thường phát triển mạnh ở những nơi có khí hậu ấm áp, ẩm ướt như là trong môi trường nhiệt đới và cận nhiệt đới. Chúng ưa bóng râm và cần có nguồn đất đai giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt.

2.Ý nghĩa phong thủy của Cây Môn Quan Âm

Trong phong thủy, loài cây này được coi là biểu tượng của sự bình an, may mắn và tài lộc. Sở hữu hình dáng lá cây giống như bàn tay của Quan Âm Bồ Tát, cây Môn Quan Âm mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc, giúp gia chủ luôn được bảo vệ, xua đuổi những chuyện không may và đón nhận mọi điều tốt đẹp, thu hút được tài lộc và vượng khí.

Ý nghĩa phong thủy của Cây Môn Quan Âm

Cây Môn Quan Âm hợp mệnh gì?

Cây Môn Quan Âm đặc biệt hợp với người mệnh Mộc (Ngọc, Mùi) và mệnh Thổ(Tý, Dậu, Hợi). Theo quan niệm ngũ hành, cây xanh thuộc hành Mộc sẽ mang đến sự sinh sôi, phát triển và nguồn năng lượng tươi mới. Vì vậy, việc trồng cây Môn Quan Âm phù hợp với mệnh của gia chủ sẽ mang đến may mắn và tài lộc cho gia đình.

3.Công dụng của cây Môn Quan Âm

3.1.Tạo nên không gian sống thư giãn

Cây Môn Quan Âm có tác dụng tạo ra một không gian yên bình và thư thái trong môi trường sống. Màu xanh của cây giúp giảm stress, tăng cường sức khỏe tinh thần và mang lại cảm giác bình an. Ngoài ra, loài cây này còn có tác dụng làm giảm tiếng ồn.

Khi đặt cây trong phòng làm việc hoặc phòng khách, bạn sẽ cảm nhận được sự thư giãn, tinh thần thoải mái, và tập trung hơn trong công việc.

Công dụng của cây Môn Quan Âm

3.2.Thanh lọc không khí

Cây Môn Quan Âm có khả năng lọc bụi bẩn và các chất độc hại trong không khí, giúp cải thiện chất lượng không khí trong nhà. Hơn nữa, loài cây này còn giúp tăng cường độ ẩm trong không khí, giúp làm dịu các vấn đề về khô da và đường hô hấp.

3.3.Mang lại tài lộc và thịnh vượng

Trong phong thủy, cây Môn Quan Âm có thể tăng cường năng lượng dương tích cực trong không gian sống. Điều này được cho là sẽ mang lại may mắn và thuận lợi cho sự phát triển cá nhân và nghề nghiệp. Khi đặt cây Môn Quan Âm tại nơi kinh doanh hoặc văn phòng có thể giúp thu hút tài lộc và tạo điều kiện thuận lợi cho công việc.

Mang lại tài lộc và thịnh vượng

3.4.Trang trí nội thất

Với dáng lá hình trái tim lạ mắt, cây Môn Quan Âm thường được nhiều gia chủ lựa chọn làm vât trang trí trong nhà, văn phòng hay khu vực sân vườn nhằm tạo không gian sông xanh tươi, dễ chịu. Loài cây này có thể được đặt trong chậu hoặc đặt trực tiếp trong vườn.

4.Cách trồng và chăm sóc cây Môn Quan Âm cho lá đẹp

4.1.Cách trồng cây Môn Quan Âm

  • Trước tiên , bạn phải chuẩn bị dầy đủ các dụng cụ như: chậu, đất, phân bón, cây giống,…
  • Tiếp theo, tiến hành cho đất vào ½ chậu, sau đó dùng tay tách đất thành một khoảng ở giữa chậu rồi đặt cây giống vào khoảng vừa tách trong chậu, lấp đất xung quanh gốc đến khoảng ¾ chậu là được. Sau đó, bạn hãy dùng tay ém chặn đất xung quanh gốc để cây được vững chắc trước khi tưới nước và bón phân.

Cách trồng cây Môn Quan Âm

  • Cuối cùng, bạn tưới nước cho cây thật đẫm đến khi nào nước chảy xuống lỗ thoát nước là được. Bạn hãy di chuyển chậu cây vào nơi mát mẻ, thoáng gió. Những ngày sau bạn chỉ cần tưới nước đều đặn là được.
  • Sau 5 đến 7 ngày, rễ cây bắt đầu phục hồi và phát triển trở lại, khí đó bạn hãy di chuyển chậu cây ra nắng.

4.2.Cách chăm sóc cây Môn Quan Âm

  • Ánh sáng: Cây Môn Quan Âm ưa thích sống trong môi trường có ánh sáng dịu nhẹ, vì vậy khi trồng cây trong vườn bạn hãy chọn những vị trí dưới tán cây ti, có bóng râm. Còn khi trồng trong chậu, bạn nên đặt cây ở những nơi ánh sáng thấp như cạnh cửa sổ, hiên nhà, thềm nhà,…
  • Tưới nước: Bạn nên tưới nước đều đặn, giữ đất ẩm, tránh tưới nhiều gây ngập úng đất. Tùy theo mùa trong năm mà bạn nên chọn cách tưới nước phù hợp. Thông thường, mùa hè có thể tưới 2-3 lần/tuần, mùa đông giảm xuống 1 lần/tuần.

Cách chăm sóc cây Môn Quan Âm

  • Bón phân: Bón phân định kỳ mỗi tháng một lần bằng phân hữu cơ hoặc phân bón lá để cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết co cây phát triển
  • Cắt tỉa, thay đất và chậu: Thỉnh thoảng cắt tỉa các lá và nhánh cũ để cây phát triển đều đặn và xinh đẹp hơn. Ngoài ra, cây Môn Quan Âm có bộ rễ phát triển rất nhanh. Vì vậy, bạn hãy quan sát mặt chậu để có thể kịp thời thay đổi chậu mới có kích cỡ lớn hơn khi thấy rễ cây phủ đầy chậu. Đồng thời, bạn cũng nên thay đất mới luôn
  • Kiểm tra sâu bệnh: Thường xuyên kiểm tra cây để phát hiện kịp thời các loại sâu bệnh. Bạn có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu sinh học để kiểm soát sâu bệnh.

Kết luận

Cây Môn Quan Âm không chỉ mang lại không gian sống thư thái mà còn mang ý nghĩa phong thủy sâu sắc, giúp gia chủ thu hút tài lộc, may mắn và bình an. Với những công dụng tuyệt vời cùng cách chăm sóc đơn giản, cây Môn Quan Âm xứng đáng là lựa chọn hàng đầu cho những ai yêu thích cây cảnh và mong muốn tạo dựng không gian sống xanh sạch đẹp. Hãy thử trồng một cây Môn Quan Âm trong nhà và cảm nhận sự khác biệt ngay hôm nay bạn nhé!

Bình luận
Gửi bình luận
Bình luận