Cây Ngân Hậu - Ý Nghĩa Phong Thủy, Cách Trồng Và Chăm Sóc

Cây Ngân Hậu mang vẻ đẹp thanh lịch và ý nghĩa phong thủy tích cực nên trở thành lựa chọn phổ biến trong việc trang trí không gian sống. Nếu bạn đang tìm kiếm một loài cây cảnh vừa dễ chăm sóc vừa có giá trị phong thủy thì Ngân Hậu chính là một sự lựa chọn hoàn hảo. Hãy cùng khám phá chi tiết về cây Ngân Hậu qua bài viết sau nhé.

1.Tổng quan về cây Ngân Hậu

1.1.Cây Ngân Hậu là cây gì?

Cây Ngân Hậu hay cây Minh Ty Rằn, là cây thân thảo thuộc họ Ráy với tên khoa học là Aglaonema marantifolium. Cây này có nguồn gốc từ các quần đảo Molucca và Philippines và hiện nay đã được trồng phổ biến ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. 

Ngân Hậu nổi bật với màu lá xanh mượt mà và tán lá rộng rãi. Nhờ đó đã tạo nên một vẻ đẹp tự nhiên và sang trọng cho không gian sống.

Tổng quan về cây Ngân Hậu

1.2.Đặc điểm nổi bật của cây Ngân Hậu

Cây Ngân Hậu có chiều cao trung bình từ 20 đến 40 cm, nhưng khi trưởng thành có thể đạt tới 70 - 80 cm. Lá cây màu xanh đậm với những đốm trắng dọc theo gân lá và phần dưới của lá có các gân nổi tạo nên hiệu ứng như những cơn sóng gợn.

Cây này ra quả nhỏ, hình tròn và mọc thành chùm. Hoa của cây Ngân Hậu mọc từ đỉnh và được bao bọc bởi một lớp vỏ màu trắng.

2.Ý nghĩa phong thủy của cây Ngân Hậu

Trong phong thủy, cây Ngân Hậu là biểu tượng của sự may mắn, thịnh vượng và thành công. Bên cạnh đó, loài cây này toát lên sự quyền quý, sang trọng nên thường được dùng để trang trí tiểu cảnh, nội thất, văn phòng và nhiều không gian khác. 

Ngoài ra, nhiều người tin rằng việc đặt một cây Ngân Hậu trong nhà sẽ giúp thu hút tài lộc, xua đuổi những điều không may và mang đến bình an cho gia đình.

Ý nghĩa phong thủy của cây Ngân Hậu

Cây Ngân Hậu hợp với mệnh nào?

Cây Ngân Hậu đặc biệt phù hợp với những người mệnh Thủy, không chỉ giúp gia tăng sinh khí mà còn cải thiện sức khỏe và mang đến bình an cho cuộc sống. Đặc biệt, hãy đặt chậu cây ở hướng Đông Nam hoặc Nam, những vị trí này nhận được nhiều ánh sáng tự nhiên và được xem là lý tưởng theo phong thủy.

3.Lợi ích khi trồng Cây Ngân Hậu

Cây Ngân Hậu không chỉ mang ý nghĩa phong thủy mà còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực như:

  • Làm đẹp không gian sống: Với vẻ ngoài thanh lịch và sang trọng, cộng với màu sắc tươi sáng. Ngân Hậu đã trở thành loài cây cảnh giúp không gian sống trở nên đặc sắc hơn.

Lợi ích khi trồng Cây Ngân Hậu

  • Thanh lọc không khí: Cây Ngân Hậu có khả năng loại bỏ các chất độc hại trong không khí và tạo không gian trong lành, giúp cải thiện sức khỏe cho gia đình.
  • Làm thuốc trị bệnh: Trong Đông Y, tất cả các bộ phận của Ngân Hậu đều có thể sử dụng để làm thuốc trị các bệnh cụ thể như: ho, hen suyễn, tiểu đường, viêm da và nhiều bệnh khác.

4.Cách trồng và chăm sóc Cây Ngân Hậu

4.1.Nên chăm sóc Cây Ngân Hậu như thế nào?

  • Ánh sáng: Cây Ngân Hậu rất thích ánh sáng tự nhiên nhưng không chịu được ánh nắng trực tiếp.Vì vậy, để cây phát triển khỏe mạnh hãy đặt cây ở nơi có ánh sáng dịu nhẹ, như gần cửa sổ hoặc dưới bóng râm của cây lớn. Tránh đặt cây dưới ánh nắng trực tiếp vào buổi trưa để bảo vệ lá cây khỏi bị cháy nắng.
  • Nhiệt độ: Ngân Hậu phát triển tốt nhất ở nhiệt độ từ 18-25°C. Vào mùa đông, khi nhiệt độ giảm xuống thấp, hãy chuyển cây vào trong nhà hoặc đặt ở nơi ấm áp hơn để tránh khô héo cây. Cây Ngân Hậu có thể chịu được sự thay đổi nhiệt độ nhẹ, nhưng cần tránh để cây tiếp xúc với gió lạnh, nhiệt độ cực thấp hoặc ánh nắng có cường độ cao.

Cách trồng và chăm sóc Cây Ngân Hậu

  • Độ ẩm và tưới nước: Đối với độ ẩm, Cây Ngân Hậu cần môi trường đất ẩm ướt để phát triển tốt. Tưới nước đều đặn và thường xuyên mỗi ngày một lần. Đối với cây trồng theo dạng thủy sinh, hãy quan sát chất lượng nước thường xuyên để kịp thời bổ sung thêm nước hoặc thay nước cho cây.
  • Phân bón: Sử dụng phân hữu cơ hoặc phân chuyên dụng dành cho cây cảnh. Nên bón phân mỗi tháng một lần và đảm bảo bón đúng liều lượng, tuyệt đối không bón quá nhiều, vì điều này có thể gây hại cho cây.

4.2.Cách trồng Cây Ngân Hậu cần biết 

Bạn có thể trồng cây Ngân Hậu bằng hai phương pháp chính, đó là thủy sinh hoặc trồng trực tiếp vào đất.

  • Trồng bằng phương pháp thủy sinh: Đầu tiên, chuẩn bị một lọ thủy tinh chứa nước sạch đã được khử clo. Đặt cây giống vào lọ, đảm bảo mực nước chỉ ngập khoảng ⅓ chiều cao của cây. Để cây ổn định, sau đó thêm một ít dung dịch kích thích ra rễ vào nước để hỗ trợ cây phát triển khỏe mạnh. Mặc dù phương pháp này không phổ biến do yêu cầu sự chăm sóc đặc biệt từ gia chủ, nhưng đổi lại, nó mang lại giá trị thẩm mỹ cao hơn.

Cách trồng Cây Ngân Hậu cần biết 

  • Trồng trực tiếp vào đất: Chọn một chậu cây có lỗ thoát nước tốt và cho đất đã được bón phân vào. Đầu tiên, đặt cây giống vào chậu và đảm bảo đất được vun đều để cây ổn định và đứng vững. Sau khi trồng xong, tưới đều nước đã pha thuốc kích rễ cho cây, điều này giúp cây ổn định và phát triển nhanh chóng. Phương pháp này đơn giản và thân thiện với gia chủ hơn, không đòi hỏi quá nhiều công sức chăm sóc nhưng cây vẫn phát triển tốt và khỏe mạnh.

Kết

Ngân Hậu Hy vọng bài viết này giúp bạn hiểu rõ hơn về Cây Ngân Hậu. Đây không chỉ là một sự lựa chọn tuyệt vời cho không gian sống của mình mà còn là vẻ đẹp quý tộc mang đến nhiều lợi ích về mặt phong thủy và sức khỏe. Hãy nhanh chóng mang về cho mình một chậu cây Ngân Hậu để làm đẹp cho ngôi nhà của bạn nhé!

Bình luận
Gửi bình luận
Bình luận