1.Nguồn gốc, đặc điểm cây Vạn Niên Thanh
Cây Vạn Niên Thanh, thuộc họ ráy Areceae, có tên khoa học là Dieffenbachia Amoena và nguồn gốc từ Colombia và Brazil. Đây là loài thực vật có lá mầm, hoa mọc thành cụm, có nhiều chi và mỗi chi có những đặc điểm khác nhau. Cây mọc thành cụm với lá màu xanh chủ đạo, tạo điểm nhấn trẻ trung cho không gian sống.
Cây có đặc tính thích nghi với ánh sáng yếu và thời tiết mát mẻ nên được yêu thích trồng trong nhà. Hiện nay, có hơn 50 loại Vạn Niên Thanh, nhưng có hai loại phổ biến nhất là Vạn Niên Thanh Bẹ và Vạn Niên Thanh Lá Đốm. Đặc biệt, cây Vạn Niên Thanh màu đỏ được nhiều người ưa thích vì màu sắc độc đáo và hợp trưng Tết.
2.Công dụng của cây Vạn Niên Thanh
Cây Vạn Niên Thanh được nhiều người yêu thích và chọn làm cây trang trí nhà cửa, văn phòng, ban công, hành lang, cầu thang hay bàn làm việc,… tạo một không gian xanh và môi trường sống sạch.
Cây Vạn Niên Thanh không chỉ là loại cây cảnh thông thường mà còn là hệ thống lọc không khí an toàn và hiệu quả. Đặc biệt, cây có khả năng hấp thụ các chất độc trong môi trường và bức xạ từ các thiết bị điện tử như máy tính hay điện thoại.
Ngoài ra, cây Vạn Niên Thanh được công nhận về khả năng kiểm soát sự lây lan và phát triển của các tế bào ung thư, được sử dụng làm cây thuốc trong các bài thuốc thanh nhiệt, lợi tiểu, cầm máu và chữa bệnh bạch cầu.
3.Ý nghĩa phong thủy của cây Vạn Niên Thanh
Cây Vạn Niên Thanh là một trong những loại cây cảnh có ý nghĩa phong thủy tốt. Với màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, sung túc và thịnh vượng. Đặc biệt, trong lễ mừng thọ, cây Vạn Niên Thanh đỏ là lời chúc bình an và là biểu tượng của sự sống lâu dài. Nếu đặt cây Vạn Niên Thanh trong phòng làm việc không chỉ giúp lọc không khí mà còn hóa giải các luồng sát khí, kích hoạt và thúc đẩy sao Tứ lục chủ về thi cử, mang đến nhiều may mắn, thịnh vượng và thành công.
Ngoài ra, trồng cây Vạn Niên Thanh giúp mang đến may mắn, thịnh vượng và tài lộc cho gia chủ. Đây cũng là món quà nhiều ý nghĩa trong các dịp lễ như mừng tân gia, khai trương, khánh thành và năm mới như một lời chúc may mắn.
4.Cây Vạn Niên Thanh hợp tuổi gì? Mệnh gì?
Theo quan niệm phong thủy, cây Vạn Niên Thanh rất hợp với mạng Thuỷ và mạng Kim vì cây có màu sắc chủ đạo là xanh và trắng. Đặc biệt, cây này còn thích hợp cho nam hoặc nữ tuổi Thìn. Bởi vì, khi trồng cây Vạn Niên Thanh trong nhà, tuổi Thìn sẽ gặp nhiều thuận lợi trên đường công danh, hóa giải sát khí, gặp may mắn, thịnh vượng và nhiều điều tốt lành.
Cây Vạn Niên Thanh có độc không?
Trên lá của cây Vạn Niên Thanh chứa chất Calcium Oxalate, do đó không nên nhai hoặc tiếp xúc với phần nhựa lá. Nếu vô tình ăn phải phần nhựa sẽ gây bỏng, viêm mạc miệng, hoặc gây dị ứng và khó thở nếu tiếp xúc với da. Nếu vô tình dính phải, hãy nhanh chóng rửa sạch bằng nước ấm hoặc nước muối pha loãng, tuyệt đối không được dùng tay gãi hoặc cào. Nếu tình trạng nặng phải nhanh chóng đến bệnh viện gần nhất để gặp bác sĩ tư vấn và xử lý kịp thời.
Để tránh những điều không đáng xảy ra, hãy đặt cây Vạn Niên Thanh ở nơi an toàn để tránh trẻ nhỏ và thú cưng nuốt phải. Đồng thời, khi chăm sóc hoặc thay chậu, hãy sử dụng găng tay để bảo vệ an toàn cho bản thân.
5.Cách trồng và chăm sóc cây Vạn Niên Thanh
5.1.Cách trồng Vạn Niên Thanh
- Cách trồng Vạn Niên Thanh bằng đất: Để cây phát triển và sinh trưởng tốt, hãy chọn loại đất giàu dinh dưỡng, trộn đất với các nguyên liệu như xơ dừa, trấu,... để đất trở nên tơi hơn và thoát nước tốt hơn. Tỉ lệ pha trộn hiệu quả hiện nay nên là 1 phần đất, 2 phần trấu và phân đã được ủ sẵn. Sau đó, đặt phần rễ thấp hơn phần miệng chậu từ 3-5cm rồi đặt cây vào chậu. Sau đó, tiền hành lấp đất và tưới nước nhẹ nhàng cho cây.
- Cách trồng Vạn Niên Thanh thủy sinh: Đổ nước vào khoảng 2/3 chậu, thêm vài giọt thủy sinh dinh dưỡng để cây phát triển tốt nhất. Sau đó, chỉ cần đặt cây vào bình là được.
5.2.Cách chăm sóc cây Vạn Niên Thanh
Tưới nước cho cây trồng là điều rất quan trọng. Vì cây Vạn Niên Thanh thích ẩm và sợ khô hạn, nên lưu ý xịt phun sương vào lá và đất mỗi ngày để cây luôn xanh mướt và sinh trưởng tốt. Tuy nhiên, chỉ nên tưới đủ lượng nước làm ẩm đất, không tưới quá nhiều để tránh cây sẽ bị úng gây thối rễ và sử dụng chậu có lỗ thoát nước để tránh tình trạng này.
Đối với việc bón phân, từ tháng 6 đến tháng 9 là thời điểm cây sinh trưởng mạnh nhất, do đó nên bón phân bằng bánh dầu và tưới nước 10 ngày một lần. Vào mùa thu, hãy bón phân cho cây 2 lần, còn vào mùa xuân thì 1-2 tháng bón 1 lần để cây luôn phát triển xanh tốt.
Vạn Niên Thanh thích mát nên đặt cây trong nhà ở những vị trí thông thoáng và có ánh sáng nhẹ nhàng. Đặc biệt, hãy lau lá cây bằng khăn để loại bỏ bụi bẩn và giúp cây trao đổi chất tốt hơn.
6.Vị trí đặt cây Vạn Niên Thanh
Với sự ưa sáng, cây Vạn Niên Thanh thích hợp để trang trí bàn, ban công, hành lang, cầu thang và tường nhà. Tuy nhiên, không nên đặt cây ở những vị trí tiếp xúc trực tiếp dưới ánh mặt trời để cây sinh trưởng tốt nhất và an toàn cho sức khỏe.
7. Kết luận
Trên đây là những thông tin hữu ích về ý nghãi, cách trồng và chăm sóc cây Vạn Niên Thanh mà ai cũng nên biết. Hi vọng bạn đọc sẽ hiểu hơn và có thể tận dụng tối đa những lợi ích mà cây này mang lại. Còn ngần ngại gì mà không chọn ngay một em Vạn Niên Thanh về trang trí nhà cửa trong dịp tết này nhỉ.